Thông tin bên lề Trường Đại học Tôn Đức Thắng

Đình chỉ công tác hiệu trưởng

Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã đưa ra quyết định tạm đình chỉ với hiệu trưởng Lê Vinh Danh 90 ngày do để xảy ra nhiều vi phạm trong công tác quản lý nhà trường[22][23].

Tranh cãi về cách thức xác định tư cách tác giả (affiliation)

Một số trang báo chí có nêu tình trạng Trường tham gia "mua bán" bài báo trong các công trình khoa học để nhằm mục đích có thứ hạng cao, dẫn đầu thành tích nghiên cứu khoa học ở Việt Nam. Thực tế đây là vấn đề về xác định tư cách tác giả (affiliation), các nhà nghiên cứu không trực tiếp làm việc tại trường Tôn Đức Thắng nhưng ghi tên trường này trong công bố khoa học của mình (thay vì tên nơi làm việc của họ) để đổi lại một khoảng tiền tài trợ (theo hợp đồng kí giữa họ và trường Tôn Đức Thắng). Việc "mua bán" hay cách nói nhẹ nhàng là "hợp tác" nghiên cứu khoa học của Trường gây nên 2 luồng ý kiến trái ngược nhau: một phản đối cách làm của Trường không có đạo đức, một ủng hộ vì không sai so với các bộ quy tắc đạo đức khoa học (nếu đơn vị hiện tại của tác giả không có rằng buộc cụ thể về cách thức ghi tên trường và đơn vi tài trợ) hay vi phạm pháp luật[24].

Cụ thể, báo Thanh Niên nêu ý kiến một số giảng viên về việc đại học Tôn Đức Thắng các bài báo, mỗi bài được trả 1500 USD để đăng trong các tạp chí Q1, Q2, Q3 mặc dù các tác giả không phải là nhân viên thường trực của trường[25][26].

Tiến sĩ Ngô Đức Thế, Đại học Manchester, Vương quốc Anh nêu quan điểm:

Phần phát triển nhờ kiểu "hợp tác" (mà báo chí đang gọi là "mua bán") là điều chẳng nên ca ngợi hay khuyến khích. Bởi nếu những việc như vậy trở thành trào lưu và không rành mạch, nó có thể sẽ tạo thành tiền lệ dẫn tới những tranh chấp không thể giải quyết (ví dụ như một nhà nghiên cứu tùy tiện điền tên một trường khác vào đăng ký sở hữu trí tuệ, và sản phẩm đó tạo ra lợi nhuận).

Tuy nhiên, trên trang web của Trường cũng có nhiều thông tin phản bác báo Thanh niên, cho rằng Trường là đại học Việt Nam duy nhất nằm trong nhóm 701-800 trường đại học hàng đầu thế giới năm 2020 theo bảng xếp hạng ARWU[24].

Quan điểm của Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn thì cho rằng việc làm của Trường không có gì sai [27]:

Theo tôi thì không có gì sai trái trong việc lập labo / nhóm nghiên cứu ở trường mà nhà khoa học không có biên chế cơ hữu. Xu hướng chung trong khoa học hiện nay là hợp tác nghiên cứu. Hợp tác có thể diễn ra cấp nội bộ trường, cấp quốc gia, và cấp liên quốc gia.

Tiến sĩ Nguyễn Trương Thanh Hiếu (đạt giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2020) cho rằng trường Tôn Đức Thắng không chỉ được sắp hạng cao trên các bản sắp hạng nghiên cứu quốc tế chỉ dựa vào số lượng bài báo khoa học mà còn do trường đã phải thực sự nỗ lực ở toàn bộ các phương diện như giảng dạy, danh tiếng học thuật, chất lượng học thuật, thành tích của sinh viên và cựu sinh viên, mức độ quốc tế hóa. TS HIếu quan niệm rằng việc thưởng cho các bài báo là cần thiết để hỗ trợ các nhà khoa học trong thực trạng Việt Nam hiện nay

Để có thể chuyên tâm cho công việc, người làm nghiên cứu cần có thu nhập đủ tốt, ít ra là lo được cho bản thân và gia đình. Việc nhà trường trả lương tương xứng với năng lực và sản phẩm của nhà khoa học là chuyện cần làm và phải làm bên cạnh việc khen thưởng kịp thời.

Giáo sư Phan Thành Nam (đạt giải thưởng Hội Toán học Châu Âu năm 2020, GS đại học Ludwig Maximilian Munich, CHLB Đức) cho rằng gốc rễ của vấn đề là nhà nghiên cứu không được trả lương xứng đáng bởi các đại học truyền thống[28].

Việc nhà khoa học phải bươn chải kiếm sống là một điểm khác biệt rất lớn giữa Việt Nam so với thế giới. Ở Việt Nam, lương giảng viên căn bản là không đủ sống. Theo tôi, việc các trường ĐH trả lương cho nhà khoa học với giá rẻ mạt chính là hành vi bóc lột chất xám nghiêm trọng. Đây mới là nguồn gốc của vấn đề. Nếu được trả lương xứng đáng, mỗi nhà khoa học sẽ trân trọng nơi làm việc của mình và sẽ có rất ít nhu cầu ký thêm hợp đồng bên ngoài.

Nghi vấn về các "siêu" tác giả nước ngoài

Trên báo Thanh Niên, tiến sĩ Dương Tú (Đại học Purdue, Mỹ) nêu ra tình trạng một số tác giả ngoại quốc lấy tên nhiệm sở là một số trường ở Việt Nam (trong đó có Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Duy Tân) có hồ sơ khoa học đáng nghi vấn. Cụ thể những tác giả như Iskander Tlili (Đại học Majmaah ở Ả Rập Xê-út), Shahaboddin Shamshirband (Đại học Malaya, Malaysia và Đại học Hồi giáo Chalous, Iran), Kittisak Jermsittiparsert (Đại học Chulalongkorn, Thái Lan), mỗi tác giả một năm xuất bản hàng trăm bài báo dưới tên trường Tôn Đức Thắng và Duy Tân với đủ mọi lãnh lực vừ khoa học xã hội, toán học, công nghệ thông tin các ngành kỹ thuật cho tới y sinh. Những người này được cho rằng đang "hút tiền" từ các đại học non trẻ ở Việt Nam đang có nhu cầu tăng thứ hạng.[29]

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trường Đại học Tôn Đức Thắng http://www.shanghairanking.com/ARWU2019.html http://greenmetric.ui.ac.id/detailranking2017/?uni... http://web.archive.org/web/20080615132253/http://v... http://demasted.tdtu.edu.vn/index.php/vi/ng%C3%A0y http://www.tdtu.edu.vn/ http://www.tdtu.edu.vn http://www.tdtu.edu.vn/gioi-thieu/don-vi http://www.tdtu.edu.vn/gioi-thieu/so-lieu-tong-qua... http://www.tdtu.edu.vn/tin-tuc/2017-10/chuong-trin... http://ktdbcl.uel.edu.vn/ArticleId/0abeac80-21a7-4...